Menu
Toggle navigation
Giới thiệu
Kế hoạch chiến lược
Triết lý giáo dục, Sứ mạng, Tầm nhìn, Mục tiêu, Giá trị cốt lõi
Phòng ĐTSĐH-KHCN
Đề án vị trí việc làm
Các ngành Cao học
Ngành mới mở
Cổng thông tin Sau Đại học
Tuyển sinh
Thông báo tuyển sinh
Đào tạo Thạc sĩ
Lịch tuyển sinh hằng năm
Ngành tuyển sinh
Đăng ký dự tuyển
Học trước Thạc sĩ
Học kết nối ĐH - Thạc sĩ
Học bổ sung kiến thức
Đào tạo Tiến sĩ
Lịch tuyển sinh hằng năm
Cơ sở dữ liệu tuyển sinh
Hoạt động tuyển sinh
Học vụ
Cơ sở dữ liệu người học
Thời khóa biểu
Học trước Thạc sĩ
Bổ sung kiến thức
Các lớp Cao học
Thông báo Học vụ
Công nghệ thông tin
Quản trị kinh doanh
Ngôn ngữ Anh
Thông báo Nghiên cứu sinh
Cơ sở dữ liệu tốt nghiệp
Quy chế - Hướng dẫn
Quy chế cấp Bộ
Quy định cấp Trường
Hướng dẫn giảng viên
Hướng dẫn học viên
Báo cáo Tốt nghiệp
Các biểu mẫu - Qui trình
Chương trình đào tạo
Thạc sĩ QTKD
Thạc sĩ CNTT
Thạc sĩ NNA
Tiến sĩ CNTT
Hoạt động ĐT-NCKH
Kế hoạch theo năm
Kế hoạch theo khóa
Quản trị kinh doanh
Công nghệ thông tin
Ngôn ngữ Anh
Kết quả NCKH
Quản trị kinh doanh
Công nghệ thông tin
Ngôn ngữ Anh
Ý kiến bên liên quan
Quản lý dạy - học
Search
Thông tin luận văn
Đào tạo sau đại học
Luận Văn Cao Học
Ngành Công nghệ thông tin
Ngành Quản trị kinh doanh
Ngành Ngôn ngữ Anh
Biểu Mẫu - Qui Trình
Học Bổng
Tra Cứu Văn Bằng
Quản Lý Dạy Và Học
Quy đổi Ngoại ngữ
Hồ sơ đăng ký dự tuyển Cao học
Trang web liên kết
Website Trường
Khoa Học - Công Nghệ
Hội nghị, Hội thảo Khoa học – Công nghệ
Thư viện
Thông tin luận văn
DMHV
15CH102110
Họ và tên
Nguyễn Thị Thu Sương
Ngày sinh
09/11/1986
Khóa
2015
Điểm TB
7.59
Điểm LV
6.4
Tiêu đề tiếng Việt:
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO THU HÚT VÀ SỰ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN - MỘT NGHIÊN CỨU TẠI TP.HCM
Tiêu đề tiếng Anh
Tóm tắt
Về mặt khoa học: Nghiên cứu đã góp phần giới thiệu, kết hợp, đo lường, phân tích và kiểm định thang đo về phong cách lãnh đạo thu hút của nhóm tác giả Conger và Kanungo (1998) và thang đo sự gắn kết với tổ chức của nhóm tác giả Allen và Meyer (1991) vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Mỗi quốc gia, khu vực sẽ có những đặc điểm riêng về bối cảnh, không gian, thời gian, đối tượng khảo sát; vì vậy, các biến quan sát trong thang đo gốc chưa chắc đã hoàn toàn hợp lý khi được nghiên cứu tại thị trường Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này sẽ góp phần hệ thống hóa cũng như bổ sung vào cơ sở lý thuyết cho hai nhóm thang đo phong cách lãnh đạo thu hút và sự gắn kết với tổ chức với đối tượng khảo sát là nhân viên người Việt nói chung và các nhân viên đang làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Về mặt thực tiễn: Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhà quản trị có thể có cách nhìn chi tiết hơn về phong cách lãnh đạo thu hút cũng như mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo thu hút và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Thực tế cho thấy, nhân viên sẽ có nhiều hình thức gắn kết khác nhau với tổ chức. Tùy vào mục đích của doanh nghiệp mà nhà lãnh đạo sẽ muốn nhân viên gắn kết nhiều hơn trên phương diện nào. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có thể phác họa hình mẫu người lãnh đạo thành công và hiệu quả trong việc xây dựng và duy trì sự gắn kết với tổ chức của nhân viên. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực nghiên cứu về phong cách lãnh đạo và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức, doanh nghiệp. Kết quả đạt được: Nghiên cứu đề tài luận văn góp phần điều chỉnh và kiểm định lại thang đo Thang đo C-K của Conger và Kanungo (1998) và thang đo OCQ của Meyer và Allen (1991) vào thị trường Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trong phong cách lãnh đạo thu hút, yếu tố nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, với môi trường bên ngoài và tinh thần chấp nhận rủi ro của nhà lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết với tổ chức, đặc biệt là sự gắn kết vì lợi ích. Dựa vào kết quả này, nhà quản trị có thể điều chỉnh hành vi, cách ứng xử cho phù hợp nhằm tăng mức độ gắn kết của nhân viên và hạn chế tình trạng biến động nhân sự.