Menu
Toggle navigation
Giới thiệu
Kế hoạch chiến lược
Triết lý giáo dục, Sứ mạng, Tầm nhìn, Mục tiêu, Giá trị cốt lõi
Phòng ĐTSĐH-KHCN
Đề án vị trí việc làm
Các ngành Cao học
Ngành mới mở
Cổng thông tin Sau Đại học
Tuyển sinh
Thông báo tuyển sinh
Đào tạo Thạc sĩ
Lịch tuyển sinh hằng năm
Ngành tuyển sinh
Đăng ký dự tuyển
Học trước Thạc sĩ
Học kết nối ĐH - Thạc sĩ
Học bổ sung kiến thức
Đào tạo Tiến sĩ
Lịch tuyển sinh hằng năm
Cơ sở dữ liệu tuyển sinh
Hoạt động tuyển sinh
Học vụ
Cơ sở dữ liệu người học
Thời khóa biểu
Học trước Thạc sĩ
Bổ sung kiến thức
Các lớp Cao học
Thông báo Học vụ
Công nghệ thông tin
Quản trị kinh doanh
Ngôn ngữ Anh
Thông báo Nghiên cứu sinh
Cơ sở dữ liệu tốt nghiệp
Quy chế - Hướng dẫn
Quy chế cấp Bộ
Quy định cấp Trường
Hướng dẫn giảng viên
Hướng dẫn học viên
Báo cáo Tốt nghiệp
Các biểu mẫu - Qui trình
Chương trình đào tạo
Thạc sĩ QTKD
Thạc sĩ CNTT
Thạc sĩ NNA
Tiến sĩ CNTT
Hoạt động ĐT-NCKH
Kế hoạch theo năm
Kế hoạch theo khóa
Quản trị kinh doanh
Công nghệ thông tin
Ngôn ngữ Anh
Kết quả NCKH
Quản trị kinh doanh
Công nghệ thông tin
Ngôn ngữ Anh
Ý kiến bên liên quan
Quản lý dạy - học
Search
Thông tin luận văn
Đào tạo sau đại học
Luận Văn Cao Học
Ngành Công nghệ thông tin
Ngành Quản trị kinh doanh
Ngành Ngôn ngữ Anh
Biểu Mẫu - Qui Trình
Học Bổng
Tra Cứu Văn Bằng
Quản Lý Dạy Và Học
Quy đổi Ngoại ngữ
Hồ sơ đăng ký dự tuyển Cao học
Trang web liên kết
Website Trường
Khoa Học - Công Nghệ
Hội nghị, Hội thảo Khoa học – Công nghệ
Thư viện
Thông tin luận văn
DMHV
15CH102108
Họ và tên
Nguyễn Thị Út Lài
Ngày sinh
15/02/1979
Khóa
2015
Điểm TB
7.36
Điểm LV
6.6
Tiêu đề tiếng Việt:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN KHỐI VĂN PHÒNG ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI SÀI GÒN TNHH-MTV ( SATRA)
Tiêu đề tiếng Anh
Tóm tắt
Đề tài luận văn tốt nghiệp “Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên khối văn phòng đối với Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH – MTV (Satra) được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa các khía cạnh văn hóa doanh nghiêp̣ và mức độ cam kết gắn bó với Công ty của nhân viên tại Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn. Nghiên cứu đề xuất một mô hình lý thuyết biểu diễn mối quan hệ giữa các khía cạnh văn hóa với mức độ gắn bó của nhân viên được phát triển dựa trên mô hình gốc văn hóa tổ chức phát triển bởi Lau và Idris (2001) với bốn thành phần văn hóa bao gồm: Giao tiếp trong tổ chức; Làm việc nhóm; Phần thưởng và sự công nhận; Đào tạo và phát triển. Bên cạnh đó, kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính tại địa bàn nghiên cứu bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu chuyên gia và thảo luận nhóm, nghiên cứu này bổ sung một thang đó là “Tôn trọng con người” được phát triển bởi O’Reilly và công sự (1991) vào mô hình nghiên cứu tại Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (SATRA. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng được thực hiện bằng công cụ phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm tập trung. Kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh, bổ sung các thang đo. Từ cơ sở này và những nghiên cứu được tham khảo, tác giả lập nên bảng câu hỏi khảo sát với những yếu tố có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (SATRA). Thông qua việc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu toàn bộ n = 150. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm đánh giá các thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, hồi quy để làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến giả thuyết nghiên cứu. Thang đo được đánh giá thông qua phân tích Cronbach alpha và phân tích nhân tố để kiểm tra độ tin cây và độ giá trị. Các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định thông qua phương pháp phân tích tương quan với hệ số Pearson và hồi quy tuyến tính bội. Kết quả tìm thấy chỉ có năm khía cạnh văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến mức độ cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên là: Giao tiếp trong tổ chức (β = 0,230); Tôn trọng con người (β = 0,226); Phần thưởng và sự công nhận (β = 0,206); Đào tạo và phát triển (β = 0,205); và cuối cùng là Làm việc nhóm (β = 0,197). Một số yếu tố nhân khẩu về giới tính, độ tuổi, trình độ và thâm niên công tác tại đơn vị trên thực tế trải đều các mức độ, phản ánh sự đa dạng và bình đẳng trong phân bố lực lượng lao động khối văn phòng. Tuy nhiên qua kiểm định ANOVA một chiều và hệ số phương sai trung bình của từng nhóm yếu tố kiểm soát cho thấy, các yếu tố này có tác động đồng đều tới mức độ gắn kết của CBNV khối văn phòng tại TCT; sự khác biệt trung bình phương sai là rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê. Do đó có thể kết luận các yếu tố kiểm soát (Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thâm niên công tác) không có ảnh hưởng đến mức độ gắn kết của CBNV khối văn phòng với TCT SATRA. Nghiên cứu này bên cạnh việc củng cố thêm kết quả của những nghiên cứu trước đây còn đóng góp, bổ sung thêm nhiều giá trị thực tế vào mảng đề tài văn hóa tổ chức, góp phần gia tăng sự hiểu biết về tầm ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiêp̣ đến mức độ cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên tại Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH – MTV (Satra) trong hiện tại và đề xuất cho những nghiên cứu xa hơn trong tương lai.