Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ thông tin

1. Mục tiêu đào tạo:

PO1: Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin về kiến thức nâng cao về khoa học công nghệ, phù hợp với nhu cầu phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trong thời đại công nghiệp 4.0.
PO2: Trang bị những kiến thức cơ bản phục vụ cho nhu cầu tự học, tự đào tạo và nghiên cứu khoa học cho học viên, tạo tiền đề cho nghiên cứu sinh tiến sĩ.

2. Quan điểm xây dựng chương trình đào tạo:

CNTT được chính phủ coi là hướng công nghệ trọng điểm hàng đầu cần được ưu tiên đầu tư phát triển nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Trên thế giới, CNTT hiện nay và trong một vài thập kỷ tới luôn được coi là một trong những lĩnh vực chiến lược đóng vai trò quan trọng của các nền kinh tế phát triển. Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh áp dụng hình thức đào tạo lý thuyết gắn liền với thực tế để tạo nên những chuyên gia CNTT có thể thích ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ CNTT được xây dựng theo 02 định hướng nghiên cứu và ứng dụng, cụ thể:

- Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu (gọi tắt là ĐHNC) cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành CNTT và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành CNTT; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ CNTT.

- Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng (gọi tắt là ĐHƯD) giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu; sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành CNTT và những ngành liên quan vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị.

Chương trình được thiết kế và xây dựng dựa trên:

- TT 25/2017/TT-BGDĐT về danh mục giáo dục đào tạo cấp 4 trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

- TT 09/2017/TT-BGDĐT về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

- TT 07/2015/TT-BGDĐT về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

- Các khuyến cáo của tổ chức máy tính ACM (Association for Computing Machinery).

- Khung trình độ Quốc gia Việt Nam (VQF) ban hành theo quyết định 1982/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 10 năm 2016.

- Tham khảo các chương trình đào tạo cao học thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của các trường thành viên Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh và Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

- Đại học Quốc gia TP.HCM, Trung tâm Đại học Pháp, ngành Khoa học máy tính http://www.pufhcm.edu.vn/thac-si-tin-hoc/

- Đại học Lạc Hồng, ngành Công nghệ thông tin https://saudaihoc.lhu.edu.vn/167/15446/Chuong-trinh-dao-tao-thac-si-nganh-Cong-nghe-thong-tin-khoa-2011.html

- Tham khảo chương trình đào tạo sau đại học ngành CNTT của các trường Đại học trên thế giới như: Virginia Tech University, USA, Queensland University of Technology, Australia, University of Melbourne, Australia

3. Nhu cầu của xã hội:

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) thiếu và yếu đang khiến các doanh nghiệp ngành công nghệ - viễn thông khó triển khai các chiến lược phát triển đột phá 1. Theo dự báo của Forbes Việt Nam, nhu cầu nhân lực ngành CNTT tăng 56% trong năm 2019 2. Vietnamworks cho biết, năm 2019 có 53% số công ty CNTT cần tuyển thêm 10 - 30% nhân sự, 26% doanh nghiệp tuyển thêm 30 - 50% và 8,7% công ty muốn tuyển dụng cao hơn 50% nhân lực CNTT. Các tập đoàn công ty lớn như Viettel, FPT, VNPT... hàng năm đều muốn tuyển dụng thêm hàng ngàn kỹ sư CNTT. Nhu cầu về nhân lực CNTT được dự đoán là còn tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo.

Các nguyên nhân dẫn đến nhu cầu nhân lực CNTT tăng mạnh trên diện rộng, theo dữ liệu: Việt Nam thu hút ngày càng nhiều công ty công nghệ trong khu vực tìm đến đặt cứ điểm phát triển sản phẩm; làn sóng khởi nghiệp được thúc đẩy và đặc biệt làn sóng chuyển mình của các doanh nghiệp truyền thống sang chuyển đổi số và thương mại điện tử ở nhiều lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp, bất động sản...

Các vị trí đang có thu nhập lớn và nhu cầu cao là kỹ sư về Máy học và Trí tuệ Nhân tạo (ML/AI Engineer), chuyên gia Khoa học Dữ liệu (Data Scientist), Nhà phát triển toàn bộ phần mềm (Full-stack Developer)... Vì vậy, chương trình sẽ được phát triển để đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu này.

4. Hình thức và thời gian đào tạo:

Loại hình đào tạo: chính quy.

Hình thức đào tạo: Đào tạo tập trung bao gồm các phần kiến thức chung, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành. Chương trình đào tạo chia làm hai định hướng:

- Định hướng nghiên cứu (ĐHNC).

- Định hướng ứng dụng (ĐHƯD).

Thời gian đào tạo: 02 năm.